Kết quả tìm kiếm cho "Cà lem"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 141
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang khuyến cáo ngành nông nghiệp các địa phương, nông dân trong tỉnh tăng cường các biện pháp phòng, trừ dịch hại trên lúa đông xuân 2024 - 2025 và vụ hè thu 2025.
Mỗi đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi đều có cách trang trí cây nêu riêng. Trong đó, nghệ thuật trang trí cây nêu của cộng đồng người Co ở huyện Trà Bồng có nét đặc sắc riêng, vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cây nêu của đồng bào Co ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với lễ hội ăn trâu – một sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật hàng ngàn năm nay.
Những ngày này, trên cánh đồng, nông dân bắt đầu thu hoạch lúa, chỉ còn trơ trọi gốc rạ, đây cũng là dịp để những đứa trẻ trong xóm rủ nhau ra ruộng cùng bắt chuột đồng hoặc tung tăng chơi đùa, nào là thả diều, chơi trò chơi rượt đuổi, nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là trò chơi đá banh.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nông dân trở lại công việc đồng áng. Đến thời điểm này, nhiều địa phương trong tỉnh đã và đang tất bật thu hoạch vụ lúa đông xuân. Thời tiết không thuận lợi, sâu hại và dịch bệnh ảnh hưởng năng suất. Ngoài ra, giá lúa không cao khiến nông dân kém vui trong vụ lúa quan trọng của năm.
Lê Văn Bo (học sinh lớp 4, Trường Tiểu học “A” Vĩnh Xương, TX. Tân Châu) chỉ còn ký ức mơ hồ về người cha không may mất sớm, người mẹ dứt áo ra đi khi cậu bé lên ba, lên năm. Không ngờ, lúc bước vào tuổi 11, Bo lại có thêm nhiều người cha, bắt đầu đón những ngày yêu thương đong đầy. Tết năm nay mang ý nghĩa đặc biệt vô cùng với cậu bé.
Tết không chỉ là dịp sum vầy, mong ước những điều mới mẻ, mà còn để hoài niệm về những ký ức một thời, nhớ về nguồn cội. Tết xưa với những hình ảnh trong trẻo của không khí Tết truyền thống như sợi dây níu giữ, chuyển tiếp những nét văn hóa xưa qua từng thế hệ vào mạch sống hiện đại.
Tháng cuối năm, gió bấc thổi liu riu qua những cánh đồng vừa xong mùa gieo hạt, mang theo cái lạnh đánh thức ký ức về “mùa” tát đìa. Còn nhớ cách đây hơn 20 năm, gió bấc về cũng là lúc tôi hí hửng theo chân người lớn đi bắt “lộc trời” đang ẩn mình dưới đìa nước mênh mông, sau những tháng chúng thong dong cùng mùa nước nổi.
Những ngày này, nông dân ở các huyện vùng trũng của tỉnh Sóc Trăng, như: thị xã Ngã Năm, huyện Mỹ Tú, huyện Châu Thành, huyện Thạnh Trị đang vào vụ thu hoạch lúa Hè Thu năm 2024.
Vào bệnh viện có 2 ngày mà tôi đã thấm thía sức khỏe thật quý giá nên tự nhủ phải biết giữ gìn.
Chiều 2/7, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang tổ chức Hội nghị chuyên đề đánh giá tình hình dịch hại trên lúa vụ hè thu 2024 và đề xuất giải pháp quản lý, phòng trừ. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang Trần Thanh Hiệp; đại diện các Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện, thị xã, thành phố cùng tham dự.
Khi cái nắng bắt đầu chát chao trên khắp các nẻo đường; những chùm phượng vĩ bắt đầu nhuộm đỏ khoảng trời trước ngõ; lũ học trò cuối cấp lưu luyến nói lời chia xa; những chú ve sầu bắt đầu hòa âm bản tình ca mùa hạ... ấy cũng là lúc làng quê tôi bước vào vụ gặt.
Những ngày này, tiết trời như chảo lửa. Nắng cứ chang chang trải xuống mặt đường, hắt lên sáng loáng mặt ao, hầm hập phả xuống một dải đồng làng. Tôi đã che chắn thật kĩ trước khi lao xe ra đường nhưng cảm giác rát bỏng dưới chân, chói gắt trước mặt khiến tôi ngột ngạt, tưởng như không thở nổi. Ấy vậy mà dưới cái nắng oi ả ấy, những người nông dân quê tôi vẫn nhẫn nại, kiên trì trầm mình dưới nắng, lao động hăng say. Bóng lưng cặm cụi gieo từng luống mạ như đang chống đỡ cả giông bão đời con.